• Home »
  • Giáo viên phụ trách/Cộng tác viên

Giáo viên phụ trách/Cộng tác viên

Ủy viên quản trị trường Đại học Gunma (Phụ trách giáo dục và giao lưu quốc tế)
Trưởng phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa, trường Đại học Gunma
Ông Ishikawa Osamu
石川 治
Trường Đại học Gunma hướng đến phát triển và tăng cường nỗ lực tổng hợp và toàn trường (dự án nhiên cứu và giáo dục đa văn hóa) để đầu tư vào việc đòa tạo nguồn nhân lực sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng xã hội đa văn hóa, nên chúng tôi đã thành lập Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa ngay trong trường. Tại đây, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc liên quan đến việc lập kế hoạch, điều hành suôn sẻ các chương trình của đơn vị bồi dưỡng "Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa ".Về khia cạnh này, chúng tôi sẽ giới thiệu các nhân viên của Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa là giảng viên phụ trách giảng dạy của chương trình này.
Giáo sư Trung tâm Giáo dục Đại học
Tổ chức hỗ trợ học sinh và giáo dục đại học
Trường Đại học Gunma
Người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và điều hành
Đơn vị bồi bưỡng Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa
Đại học Gunma, tỉnh Gunma
Cô Yuki Megumi
結城 恵
Giáo sư Yuki đến thăm các trường học của Brazil. Gặp gỡ các em và xem xét quan điểm phát huy năng lực của trẻ thông qua quá trình học tập và sự hiểu biết của trẻ.
Xã hội Nhật Bản trước đây rất đề cao đến "Tính cộng đồng" giữa mọi người, có lẽ vì vậy mà điều này trở thành cơ sở thúc đẩy tính thống nhất, sức mạnh tập thể và sức mạnh đoàn kết. Tuy nhiên, trong xã hội Nhật Bản ngày càng gia tăng tính toàn cầu hóa như hiện nay, quan điểm đề cao và sử dụng "Tính đa dạng" giữa mọi người là rất cần thiết. Đó là sự nắm bắt chính xác và sự hiểu biết tính đa dạng tồn tại giữa mọi người từ nhiều góc độ, suy nghĩ và thực hiện điều này như thế nào. Chương trình này thúc đẩy việc bồi dưỡng khả năng phân tích, lập kế hoạch, thực hiện cần thiết cho hàng loạt những hoạt động này thông qua sự hợp tác các khoa và sự hợp tác giữa các khu vực.
Ví dụ, tỉnh Gunma có nhiều trẻ em khác nhau về ngôn ngữ và xã hội được sinh ra và lớn lên đang theo học các trường học trong tỉnh. Trường đang tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ để những em học sinh này có thể phát huy khả năng thích nghi với trường học của Nhật Bản. Đối với quá trình này thì tính đa dạng của phương pháp xây dựng mối quan hệ giữa người với người hoặc phương pháp hiểu biết không liên quan đến văn hóa hoặc quốc tịch mà chú trọng đến mối quan hệ giữa tất cả các em. Công nhận tính đa dạng phong phú của các học sinh trong lớp học, sử dụng điều này để cùng với mọi người là học viên tham dự khóa học tích cực suy nghĩ và thực hiện "Giáo dục cộng sinh đa văn hóa".
■Sơ lược tiểu sử
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ của Viện đào tạo sau đại học, Đại học Tokyo, năm 1996, tôi được bổ nhiệm làm giảng viên cơ hữu tại Khoa Giáo dục học, trường Đại học Gunma. Năm 2009 trở thành giáo sư. Từ tháng 6 năm 2012 cho đến này, tôi vẫn tiếp tục côn việc này. Chuyên môn của tôi là Ngành Xã hội Giáo dục học. Sử dụng phương pháp dân tộc học, tìm ra phương pháp cộng sinh đa văn hoá với quan điểm của người dân. Lập kế hoạch và thực hiện điều tra thực trạng như điều tra thực trạng học sinh nhi đồng không đi học (nghiên cứu cộng đồng của Uỷ ban Giáo dục thị trấn Oizumi), điều tra về trường học dành cho người Nam Mỹ ở Nhật trên toàn quốc (theo nghiên cứu uỷ thác của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ), v.v... Căn cứ vào kết quả đó, triển khai soạn thảo các chính sách và hoạt động hợp tác khu vực. Tôi tiếp tục "Dự án nghiên cứu công sinh đa văn hoá" (Chương trình hỗ trợ đặc biệt đóng góp cho khu vực của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ từ năm 2002-2004) và "Đào tạo nguồn nhân lực đóng góp cho công cuộc xây dựng xã hội cộng sinh đa văn hóa" (Chương trình hỗ trợ đại học đặc biệt của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ từ năm 2005-2008), trở thành người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và điều hành dự án này. Tôi còn là uỷ viên của "Buổi thảo luận các Chuyên gia lập kế hoạch ở địa phương và các khu vực trung tâm" Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải, "Hội nghị Cộng tác viên Thảo luận liên quan Vấn đề giáo dục của Học sinh nhi đồng là người nước ngoài" Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, "Nhóm làm việc liên quan vấn đề giáo dục như là trường học dành cho người Brazil" Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ.
Giảng viên cơ hữu, Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa, Đại học Gunma
Ông Yamaguchi Kazumi
山口 和美
Đưa ra những lời khuyên cụ thể trong giờ học như phương hướng giải quyết, điểm vấn đề, v.v… đối với kế hoạch đề xuất của học viên tham dự khóa học
Vì có rất nhiều người nước ngoài sống trong khu vực của chúng tôi, nên việc đề xướng "Cộng sinh đa văn hóa" và xây dựng môi tường xã hội mà mọi người có thể cùng sinh sống với nhau là rất cần thiết. Điều đó có nghĩa là đây là thời đại cần phải xây dựng hệ thống pháp luật và hệ thống xã hội làm tiền đề cho người dân là người nước ngoài.
Trong thời đại mà sự toàn cầu hóa ngày càng tăng nhanh trong tương lai, thì chúng ta sẽ xây dựng một xã hội cộng sinh đa văn hóa như thế nào là vấn đề mà mỗi người chúng ta nên suy nghĩ.
Trong đơn vị bồi dưỡng này, chúng tôi luôn mong muốn cải thiện và xem xét lại xã hội nơi chúng ta đang sống trên quan điểm cộng sinh đa văn hóa, vừa chú trọng điều tra nghiên cứu hoặc thực hiện vừa suy nghĩ phương pháp xây dựng xã hội cộng sinh đa văn hóa với các bạn học viên tham dự khóa học.
■Sơ lược tiểu sử
Năm 1977, tôi tốt nghiệp Khoa tiếng Trung, Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Trong năm đó, tôi vào làm trong Uỷ ban tỉnh Gunma. Khi sửa đổi Luật kiểm soát nhập cư và chứng nhận người tị nạn năm 1990 và khi thành lập Hội nghị Đô thị Tập trung năm 2001, Tôi đã phụ trách hành chính liên quan đến người nước ngoài với tư cách công chức của Ban Quốc tế tỉnh Gunma nên tôi có nhiều trải nghiệm về sự thay đổi chóng mặt của tình trạng đa văn hóa tại khu vực. Năm 2005, ông nhậm chức Trưởng phòng khi thành lập Phòng Hỗ trợ Cộng sinh đa văn hóa tỉnh Gunma. Cũng năm này, tôi đã tham gia với tư cách là người phụ trách của chính quyền địa phương trong "Hội Nghiên cứu liên quan đến việc Thúc đẩy Cộng sinh đa văn hóa" của Bộ Nội vụ và Truyền thông. Năm 2008, bắt đầu vào làm Trưởng ban Quốc tế và có liên quan đến việc thành lập chương trình này với tư cách là người phụ trách bên tỉnh. Năm 2012, sau khi nghỉ việc tại Uỷ ban tỉnh Gunma, ông phụ trách chương trình này với tư cách là giảng viên Đại học Gunma.
Trợ giảng, Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa, Đại học Gunma
Ông Matsuo Takashi
松尾 隆司
Phân tích thông tin thu thập và tìm ra các thách thức của khu vực
Trong các công việc trước, tôi đã tham gia thực hiện, điều tra và nghiên cứu liên quan về người dân trong khu vực, người nước ngoài đang cư trú tại tỉnh Shiga và phương pháp xây dựng cộng sinh đa văn hóa. Đồng thời, khi nhìn tỉnh Gunma trên quan điểm của một tỉnh khác, tôi đã cảm thấy rất thích tỉnh Gunma với những nỗ lực thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa. Mọi người hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau mong muốn học tập để trở thành "Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa" tại khu vực đi tiên phong trong việc nỗ lực thực hiện vấn đề này, không chỉ giúp bản thân trưởng thành mà có lẽ còn góp phần hình thành nên ngành công nghiệp mới trên quan điểm cộng sinh đa văn hóa.
Chúng tôi mong chờ một cuộc gặp gỡ với các học viên những người có nhiệt huyết và mong muốn để trở thành "Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa". Chúng tôi kỳ vọng các học viên học tập tại đơn vị bồi dưỡng này sẽ trở thành nguồn nhân lực có thể giải quyết được các vấn đề tại khu vực và nơi làm việc.
■Sơ lược tiểu sử
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ Khoa Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, trường Đại học Ryukoku, tôi đã làm việc tại Hiệp hội Quốc tế thành phố Konan tỉnh Shiga, Trung tâm Hỗ trợ Xây dựng Thành phố Cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shiga. Từ tháng 4 năm 2010 cho đến này, tôi vẫn tiếp tục công việc này. Chuyên môn của tôi là văn hóa quốc tế, xã hội học. Tôi tiến hành điều tra thực trạng đời sống, lao động của người nước ngoài đang cư trú tại khu vực tập trung người nước ngoài và nghiên cứu phương pháp xây dựng cộng sinh đa văn hóa.
Giảng viên cơ động, Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa, Đại học Gunma
Giáo sư Trung tâm Đào tạo nghề của Đại học nữ Otsuma
Giáo sư danh dự của trường Đại học Gunma
Ông Teraishi Masahide
寺石 雅英
Cần chú trọng đến thảo luận và tăng cường thực hiện các kế hoạch đề xuất từ mặt thực hiện và lý luận để trang bị cho bản thân khả năng vừa có thể phối hợp với các đoàn thể khác nhau trong khu vực vừa có thể giải quyết các thách thức của khu vực.
Tôi đã từng có kinh nghiệm làm viên chức trong các doanh nghiệp được niêm yết, nhân viên tư vấn khôi phục kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan dịch vụ, điều phối viên của các dự án xây dựng thành phố, v.v…, tôi nghĩ rằng việc nâng cao khả năng đàm phán, khả năng phối hợp, khả năng thông tin truyền thông và đặc biệt là khả năng quản lý dự án là những khả năng không thể thiếu đối với"Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa", v.v… chính là sứ mệnh của tôi. Trong các dự án được thực hiện trong xã hội, những dự án đóng góp cho khu vực khó áp dụng trong các mối quan hệ quyền lợi theo chiều dọc hoặc các động cơ liên quan đến tiền là những dự án khó hoàn thành suôn sẻ nhất. Để phá vỡ được những khó khăn, chúng tôi phải cố gắng tập hợp những thành viên có cùng triết lý về dự án và xây dựng môi trường vừa có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên vừa thúc đẩy nỗ lực đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn các học viên tham dự khóa học hãy tự trang bị cho mình khả năng suy nghĩ thấu đáo và hành động một cách rộng lượng để gánh vác toàn bộ trách nhiệm khi phụ trách các cộng việc của dự án này.
■Sơ lược tiểu sử
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ Khoa Nghiên cứu Thương mại Viện Giáo dục sau đại học, Đại học Hitotsubashi, tôi đã từng làm trợ giảng cho trường Đại học Thương Mại và Quản trị kinh doanh Nagoya, giáo sư Khoa Thông tin Xã hội, Đại học Gunma, v.v… và từ năm 2011 đến nay, tôi vẫn tiếp tục công việc này. Trong khoảng thời gian này, tôi còn nhậm các chức vụ như ủy viên nghiên cứu hoặc nhân viên nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Bưu chính và Chính sách viễn thông, Viện nghiên cứu Sự chứng khoán hóa Tài sản Nhật Bản, Viện nghiên cứu Xây dựng và Kinh tế, v.v… giám sát viên Hội nghị Quốc tế các Doanh nghiệp mới khởi nghiệp, ủy viên quản trị Hội Kinh doanh Thực tiễn, v.v… Vào năm 2001, tôi nhậm chức giám sát viên bên ngoài đối với doanh nghiệp được niêm yết JASDAQ đầu tiên của Nhật Bản (công ty cổ phần SE) với tư cách là giảng viên của trường đại học quốc gia. Ngoài ra tôi cũng phụ trách làm giám sát viên bên ngoài đối với doanh nghiệp được niêm yết cung cấp dịch vụ giải trí tổng hợp (công ty cổ phần Koshidaka Holdings). Bên cạnh đó, tôi còn đang hoạt động với tư cách là chuyên viên tư vấn cho các dự án phục hồi khu vực trên toàn quốc và các dự án khôi phục doanh nghiệp liên quan dịch vụ.
Giảng viên cơ động, Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa,trường đại học Gunma
Giáo sư của Trung tâm Đào tạo nghề, trường Đại học Nữ Otsuma
Giảng viên cơ động, Khoa Thông tin Xã hội, trường Đại học Gunma
Ông Inoue Toshiya
井上 俊也
Sử dụng phương pháp đã học trong giờ học để để xuất kế hoạch phù hợp với ý nghĩa mục đích của học viên tham dự khóa học. Ngoài ra, còn tiến hành trả lời câu hỏi và nâng cao chất lượng học viên.
Có nhiều người cho rằng doanh nghiệp "Quốc tế hóa" "Toàn cầu hóa" là doanh nghiệp phát triển ra nước ngoài và sinh sống tại nước ngoài. Tuy nhiên, quốc tế hóa hoặc toàn cầu hóa không chỉ là việc phát triển ra nước ngoài. Ở đây, quốc tế hóa, toàn cầu hóa là việc tiếp nhận những người từ nước ngoài. Và quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện rất cần phải hợp tác với những người có bối cảnh và nền văn hóa đa dạng. Việc tiếp nhận đa văn hóa, giải quyết các thách thức của khu vực không phải là việc cần thiết chỉ đối với chúng ta là những người có liên quan đến người nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế và môi trường xã hội, chúng tôi cho rằng công sinh đa văn hóa là rất cần thiết trong quá trình hợp nhất doanh nghiệp, trong quá trình cải tổ lại tổ chức trong doanh ngiệp và quá trình hợp nhất quy mô lớn trong năm Bình Thành tuy đã tạm ngưng,v.v… Bạn cũng hãy thách thức bản thân để trở thành một "Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa" nhé.
■Sơ lược tiểu sử
Tôi tốt nghiệp Khoa Kinh tế học, trường Đại học Keio, làm việc ở công ty Điện tín và Điện thoại Nhật Bản (hiện nay là công ty cổ phần Điện tín và Điện thoại Nhật Bản), tốt nghiệp trường HEC Pháp. Tôi đã làm việc 26 năm ở Tập đoàn NTT như công ty cổ phần Điện tín và Điện thoại Nhật Bản, công ty NTT Pháp, công ty cổ phần Điện tín và Điện thoại Đông Nhật Bản, công ty cổ phần Điện tín và Điện thoại Tây Nhật Bản, công ty cổ phần NTT Comware, v.v…, chủ yếu tham gia vào công việc kinh doanh, lập kế hoạch và những công việc quốc tế. Từ năm 2010, tôi lập kế hoạch và điều hành Học viện Quản ký Otsuma (OMA) với tư cách là giáo sư Trung tâm Đào tạo nghề, trường Đại học Nữ Otsuma. Từ năm 1998, ông kiêm nhiệm giảng viên của Khoa Thông tin Xã hội, trường Đại học Gunma, năm 2011, ông làm việc tại đơn vị bồi dưỡng "Chuyên gia thúc đẩy cộng sinh đa văn hóa" với chuyên môn là kinh doanh thể thao, tiếp thị.
Giáo sư Khoa Thông tin Xã hội, Đại học Gunma
Ông Sunakawa Yuichi
砂川 裕一
Giáo sư Sunakawa thực hiện giáo dục tiếng Nhật ở nước ngoài
Tôi đã dành hầu hết thời gian của mình để tìm hiểu những câu hỏi về tính quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tính đa ngành học trong lĩnh vực học thuật và kỹ thuật, tính đa ngành nghề trong các lĩnh vực ngành nghề, tính Minsai-sei (Tính đa dạng trong hoạt động giao lưu vượt qua ranh giới quốc gia giữa các cư dân và các đoàn thể tư nhân đối với tính đa dạng trong hoạt động giao lưu diễn ra trong quốc gia hoặc chính phủ) và Tính Ninsai-sei (Đặc tính quan hệ giữa cá nhân trên quốc tế) giữa con người với con người. Tôi cho rằng chúng ta phải tôn trọng từng quốc gia và khu vực, từng lĩnh vực học thuật, tính chuyên môn của mỗi ngành nghề, cá tính hoặc đặc trưng của từng người và sử dụng những đặc tính cố hữu này để tìm hiểu lẫn nhau và hợp tác cùng nhau. Và hướng suy nghĩ về sự cùng tồn tại của nhiều nền văn minh trong xã hội quốc tế, sự cùng tồn tại của con người và tự nhiên và sự cộng sinh đa văn hóa trong xã hội khu vực đều có điểm chung.
Khi thử tìm hiều chi tiết hệ thống xã hội, thì có rất nhiều vấn đề cần phải chú trọng nhiều để thực hiện "Quốc tế = cùng tồn tại = cùng chung sống". Vấn đề khó khăn về 1 xã hội đa nhôn ngữ hoặc có nhiều ngôn ngữ cũng là thách thức cấp bách. Tôi luôn mong muốn sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực ưu tú có khả năng suy xét, khả năng phán đoán và khả năng quyết định với kiến thức và tầm hiểu biết xã hội rộng lớn.
■Sơ lược tiểu sử
Tôi tốt nghiệp chuyên nghành Vật lý học, Ngành Khoa học Tự nhiên (hiện là Ngành Khoa học Tự nhiên), Khoa Giáo dục của trường Đại học Thiên chúa giáo Quốc tế (ICU). Sau khi lưu trú ở New Zealand khoảng 1 năm thì tôi về nước và vào học chuyên nghành Lý luận văn hóa so sánh, Khoa Nghiên cứu Văn hóa so sánh, Viện Giáo dục sau đại học Đại học Đại học Thiên chúa giáo Quốc tế và tìm hiều về triết học, lịch sử tư tưởng khoa học, phương pháp giảng dạy tiếng Nhật, v.v… Sau khi hoàn thành khóa thạc sĩ, tôi phụ trách mảng "Tình hình Nhật Bản" với đối tượng là du học sinh nước ngoài trong trường Đại học Ngoại ngữ Osaka và trường Đại học tỉnh Osaka với tư cách là giảng viên cơ động. 20 năm trước, tôi được bổ nhiệm phụ trách "Tiếng Nhật – Tình hình Nhật Bản" trong Khoa Giáo dục của trường Đại học Gunma . Khi hủy bỏ Khoa Giáo dục và sáng lập Khoa Thông tin Xã hội, tôi được chuyển qua Khoa Thông tin Xã hội để phụ trách "Cơ sơ lý luận văn hóa so sánh" cho đến nay. Chuyên môn của tôi bao gồm triết học, cơ sở lý luận văn hóa so sánh, lý luận giáo dục văn hóa ngôn ngữ, lý luận giáo dục tiếng Nhật và tình hình Nhật Bản, v.v… (nên rất khó trả lời khi hỏi về một chuyên môn)
Giáo sư Khoa Nghiên cứu Khoa học Y tế, trường Đại học Gunma
Cô Sato Yumi
佐藤 由美
Giáo sư Sato hướng dẫn đội ngũ nhân viên trong Buổi Tư vấn và Chẩn đoán Sức khỏe ở trường học của người nước ngoài tại Nhật Bản
Khi gặp cô Yuki Megumi, tôi đã sốc khi biết là có những trẻ em không nhận sự hỗ trợ y tế ở trường do không phải là giáo dục bắt buộc tại Nhật Bản. Và tôi hợp tác các học sinh, những người có liên quan trong và ngoài trường học đặc biệt là giảng viên Tamura Junichi của Khoa Nghiên cứu Hệ thống Y học, thực hiện tư vấn và chẩn đoán sức khỏe cho các trẻ em đang học ở trường học dành cho người nước ngoài tại Nhật Bản từ năm 2002. Theo tôi, sự hỗ trợ y tế đối với mọi trẻ em là điều đương nhiên nên ai cũng có quyền lợi này bất kể quốc tịch nào.
Trong cuộc sống lao động, chăm sóc trẻ, bảo dưỡng, v.v… mọi người cũng có khi khỏe mạnh những cũng có khi ốm đau. Nhân viên y tế chúng tôi không ngừng điều chỉnh cuộc sống và hỗ trợ theo giá trị quan hoặc tư tưởng, tìm tòi nghiên cứu để cung cấp các dịch vụ y tế và mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Trong khu vực tồn tại nhiều thách thức về y tế và chăm sóc sức khỏe rất cần nguồn nhân lực nỗ lực tìm ra phương pháp giải quyết cùng với người dân trong khu vực mà không bỏ sót hoặc từ bỏ bất cứ vấn đề nào. Chúng ta hãy tìm hiểu và cùng nhau thực hiện nhé!
■Sơ lược tiểu sử
Sau 4 năm làm việc với tư cách là y tá y tế công cộng của tỉnh Gunma, tôi tiếp tục con đường giáo dục với tư cách là người hỗ trợ cho Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Chiba. Năm 1999, tôi được bổ nhiệm làm giảng viên của trường Đại học Gunma và từ năm 2006 đến nay, tôi vẫn tiếp tục công việc này. Chuyên môn của tôi là ngành điều dưỡng khu vực, chủ yếu là nghiên cứu, giáo dục và thực hiện hỗ trợ các hoạt động của y tá y tế công cộng. Cụ thể là tôi đã nổ lực đào tạo và thực hiện các chương trình điển hình cùng với cộng đồng và các y tá y tế công cộng tại địa phương để thúc đẩy các hoạt động xây dựng y tế trong khu vực với sự tham gia của người dân và nâng cao kỹ thuật hướng dẫn y tế trong phòng chống các bệnh do thói quen sinh hoạt.
Giáo sư Khoa Nghiên cứu Hệ thống Y học, Đại học Gunma
Ông Tamura Junichi
田村 遵一
Giáo sư Tamura phụ trách điều trị trong Buổi Tư vấn và Chuẩn đoán sức Khỏe tại các trường dành cho người nước ngoài tại Nhật Bản, v.v…
Chúng ta thường hay nghe cụm từ "Toàn cầu hóa". Hiện nay, không chỉ hàng hóa và tiền bạc mà cả con người cũng vượt qua biên giới. Tôi cho rằng những người nước ngoài đang cư trú trong Nhật Bản hoặc những người nhập quốc tịch sẽ tiếp tục gia tăng. Khi đó, những người có bối cảnh văn hóa khác nhau là một phong vũ biển thể hiện trình độ văn hóa vốn có của quốc gia đó, phải làm sao để sống chan hòa với nhau trên cùng 1 quốc gia. Trước khi xảy ra tranh chấp nội bộ do xung đột văn hóa, thì chúng ta cần có những nỗ lực quan trọng trong việc xây dựng sẵn sàng đội ngũ nhân viên và hệ thống thúc đẩy tích cực cộng sinh đa văn hóa.
Mọi người hãy cố gắng để đưa Nhật Bản trở thành quốc gia điển hình trên thế giới về chương trình này nhé. Tôi sẽ phụ trách chủ yếu về y tế. Rất mong mọi người giúp đỡ.
■Sơ lược tiểu sử
Thời sinh viên, tôi rất thích môn miễn dịch học và thường tham gia lớp học về ký sinh trùng học. Năm 1982, tôi tốt nghiệp Khoa Y, trường Đại học Gunma. Trải qua thời gian Giáo dục lâm sàng, từ năm 1988 đến năm 1990, tôi du học ở Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ. Sau khi trở về nước, từ năm 1990, tôi là người hỗ trợ cho Khoa Nội 3 của bệnh viện trực thuộc trường Đại học Gunma. Trong Khoa Nội 3 này (hiện là Khoa Huyết học), tôi làm việc ở lĩnh vực nghiên cứu miễn dịch và huyết học và điều trị cho bệnh nhân AIDS và bệnh máu trắng. Từ năm 1997, tôi làm giảng viên về huyết học và từ tháng 10 năm 1999 ông làm giáo sư Khoa Điều trị Tổng hợp. Hiện nay, ông là trợ lý cho Trưởng khoa Y học (Trưởng ban giáo vụ), ngoài ra ông còn phụ trách làm trợ lý cho Viện trưởng bệnh viện (phụ trách y tế khu vực), Hội trưởng Hội Bác sĩ của trường Đại học Gunma, v.v… Sau khi nhậm chức Trưởng Khoa Điều trị Tổng hợp, ông đã nỗ lực trong nhiều lĩnh vực hơn như khoa giáo dục y học, khoa nghiên cứu về bệnh tuổi già, v.v…
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phòng chống thiên tai Khu vực đô thị trên diện rộng
Giáo sư Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật
Ông Katada Toshitaka
片田 敏孝
Thực hiện giáo dục phòng chống thiên tai cho những học sinh tiểu học ở các quốc gia đang phát triển bằng các trò chơi
Do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên toàn cầu nên xảy ra nhiều thảm họa khí hậu ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, những quốc gia đang phát triển xảy ra thiệt hại lớn rất cần sự hỗ trợ quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta phải thảo luận nội dung hỗ trợ cụ thể tương ứng với khu vực và quốc gia bị thiệt hại. Đồng thời, trong trường hợp thảo luận chính sách phòng chống thiên tai cho những người nước ngoài đang cư trú ở Nhật Bản thì phải tìm hiểu môi trường và văn hóa mà họ đang sinh sống, và xem xét các chính sách phù hợp với hệ thống xã hội Nhật Bản. Vì vậy, người lãnh đạo khu vực có kiến thức cộng sinh đa văn hóa trong việc phòng chống thiên tai là rất cần thiết.
Tôi luôn kỳ vọng các học viên học tại đơn vị này sẽ trở thành nguồn nhân lực có thể góp phần thực hiện xã hội cộng sinh đa văn hóa.
■Sơ lược tiểu sử
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ của Viện Giáo dục sau đại học, Đại học Kỹ thuật Toyohashi, tôi học Khoa Kỹ thuật, trường Đại học Gifu, Viện nghiên cứu Tổng hợp Tokai và năm 1995 tôi được bổ nhiệm làm giảng viên cơ hữu của Khoa Kỹ thuật, trường Đại học Gunma.Từ năm 2007 đến nay, tôi vẫục công việc này. Chuyên môn của tôi là kỹ thuật xã hội phòng chống thảm họa. Tôi nghiên cứu về phương pháp ứng phó trong quản lý nguy cơ xảy ra thảm họa, truyền tải thông tin thảm họa, kế hoạch sơ tán đồng thời triển khai hoạt động phòng chống thiên tai khu vực trên toàn quốc thông qua buổi hội thảo với người dân. Tôi còn là ủy viên trong chính quyền địa phương, đoàn thể bên ngoài, quốc gia như ủy viên "Hội Điều tra Chuyên môn về Sơ tán khi xảy ra thảm họa" của Hội nghị Phòng chống thiên tai Trung ương của phủ nội các, ủy viên của "Ủy ban Chính sách Tổng hợp, Biện pháp khắc phục Thảm họa mưa lớn, Ủy ban Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội" Sở Sông ngòi, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải và Du lịch, v.v…

Chương trình liên quan do học viên tham dự khóa học lập kế hoạch và điều hành

  • Chương trình giáo dục tiếng Nhật "Dành cho người nước ngoài đang sinh sống như một người dân tại Nhật Bản" của Cục Văn hóa
  • Chương trình xây dựng cơ sở giao lưu dành cho du học sinh của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ

Web Magazine

  • Gunma University
  • Gumma Prefecture
  • Cơ quan khóa học và công nghệ Nhật Bản

Tel/Fax:027-220-7382

Phòng Thúc đẩy Dự án Nghiên cứu và Giáo dục Cộng sinh đa văn hóa, Đại học Gunma

〒371-8510
4-2, thị trấn Aramaki, thành phố Maebashi, tỉnh Gunma
E-mail